WP.1 Điều phối và kiểm soát chất lượng dự án
WP1 “Điều phối và kiểm soát chất lượng dự án” có mục đích ổn định cơ cấu quản lý của dự án – ban chỉ đạo, ban quản lý chất lượng và thành viên lãnh đạo của từng gói công việc – đại diện đảm bảo thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, trách nhiệm và định hướng chiến lược cũng như cơ chế thông qua các quyết định quan trọng trên cơ sở đồng thuận, lấy thỏa thuận hợp tác làm cơ sở tham chiếu chính cho các quyền và nghĩa vụ chung.
Bên cạnh đó, WP1 dự kiến sẽ là một hoạt động liên tục để theo dõi và báo cáo tình trạng thực hiện dự án và cuối cùng đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả.
WP.2 Tổng quan về chương trình Erasmus+ trong lĩnh vực giáo dục đại học
WP2 “ Tổng quan về chương trình Erasmus+ trong lĩnh vực giáo dục đại học ” nhằm mục đích cung cấp phác thảo về chương trình Erasmus+, về các cơ hội đối với giáo dục đại học, phản ánh phương pháp luận của dự án là bắt đầu từ khuôn khổ chung đến chi tiết hóa theo các chủ đề và sản phẩm đầu ra cụ thể. Đặc biệt, hai hội thảo dự kiến trong WP2 sẽ giúp các thành viên tham dự làm quen với các cơ hội của Erasmus+, đặc biệt là về khả năng trao đổi của KA1 và các dự án KA2 CBHE, tiêu chí đủ điều kiện, quy tắc tài trợ và tiêu chí thưởng, cũng như các công cụ do Ủy ban Châu Âu cung cấp để xây dựng quan hệ đối tác, tìm kiếm cơ hội tài trợ, quản lý và báo cáo quỹ (FTOP) .
WP.3 Nâng cao năng lực về thiết kế và quản lý dự án
WP3 “ Nâng cao năng lực về thiết kế và quản lý dự án” đi vào chi tiết về khuôn khổ chung được minh họa trong WP2, tiếp tục xây dựng năng lực cho các trường đại học thành viên, bằng cách đào tạo về các biện pháp thiết kế, quản lý, chuẩn bị ngân sách và trách nhiệm giải trình của dự án CBHE, dẫn đến tăng cường khả năng làm chủ sáng kiến thông qua việc các trường đại học thành viên chuẩn bị đề xuất dự án CBHE mới.
WP4 Nâng cao năng lực khai thác kinh nghiệm trao đổi của sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính
WP4 “Nâng cao năng lực khai thác kinh nghiệm trao đổi của sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính” sẽ khai thác kinh nghiệm của các đối tác EU và Trường Đại học Hà Nội trong việc chuẩn bị và thực hiện các dự án trao đổi KA1 có lợi cho sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính, nhằm có được dự thảo hướng dẫn thúc đẩy trao đổi EU-Việt Nam dành cho các trường đại học thành viên khác . Ngoài ra, Trường Đại học Hà Nội sẽ tổ chức một buổi tọa đàm chia sẻ để giúp các trường đại học thành viên khác làm quen với những trải nghiệm cụ thể, những thách thức phải đối mặt và những lợi thế mà sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính thu được từ các dự án trao đổi Erasmus+.
WP5 Truyền thông
WP5 “Truyền thông” đưa ra dự thảo kế hoạch tuyên truyền nhằm tăng cường phổ biến thông tin dự án ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và người thụ hưởng của dự án, lập kế hoạch đạt được kết quả tuyên truyền, chia sẻ cho các trường đại học thành viên về tầm quan trọng của việc phổ biến kết quả dự án trong khuôn khổ dự án nâng cao năng lực Erasmus+ và tạo tiền đề cho dự thảo đề xuất dự án CBHE mới đã đề cập ở WP3.
Hơn nữa, trong gói công việc này, dự kiến sẽ tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức tại mỗi trường đại học Việt Nam nhằm tối đa hóa tác động ở cấp địa phương của các hội thảo được tổ chức theo WP2 về các cơ hội và công cụ sẵn có của Erasmus+, nhằm tiếp cận tối đa đối tượng thụ hưởng là sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính tại các cơ sở giáo dục đại học.
WP6 Tính bền vững
WP6 “Tính bền vững ” nhằm mục đích nâng cao tầm nhìn về chiến lược quốc tế hóa của các trường đại học Việt Nam, cung cấp các công cụ để thu hút số lượng lớn sinh viên và giảng viên liên tục tham gia vào các dự án nâng cao năng lực và trao đổi ngay cả khi dự án kết thúc: bảng thông tin thực tế dành cho sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính Việt Nam trao đổi ra nước ngoài cũng như đón sinh viên, cán bộ giảng dạy và hành chính các nước đến Việt Nam trao đổi, bảng thông tin về các cơ hội của Erasmus+; một công cụ để theo dõi liên tục những thành tựu về quốc tế hóa trên cơ sở các chỉ số chất lượng và tiến độ chính; trung tâm quốc tế hóa có vài trò như một mạng lưới chiến lược cho luồng thông tin quốc tế hóa hiệu quả hơn.